“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi
chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi
viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần
trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã
trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những
chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự.
Huế
đang là một thành phố chết và đang là một thành phố bị bỏ ngỏ. Cả thành phố chỉ
còn lại vài ba ngọn đèn đường, cái sáng cái tối, đạn pháo Việt Cộng nã đều vào
cầu Trường Tiền và khách sạn Hương Giang, đó đây người ta đang đạp xe ba bánh,
xe xích lô đi hôi của.
Ði
lối cầu mới thì được an toàn, nhưng tôi sẽ đi lối cầu Trường Tiền mặc dù cầu
này đang bị pháo. Một chút lãng mạn trong người tôi nổi dậy, chẳng gì cũng chỉ
còn là lần chót. Ngay đầu cầu, một chiếc M-48 nằm chình ình, máy vẫn còn nổ mà
không có người. Lên đến giữa cầu, tôi nói với mấy thằng lính đệ tử.
Lên
đến trên tàu, không khí quá nặng nề ngột ngạt. Không phải nặng nề ngột ngạt vì
số người trên tàu quá đông, mà vì cả tàu đang bị bao trùm bằng mùi giết chóc,
căng thẳng.
Huy
mập nhét vào tay tôi khẩu súng ngắn, dặn dò:
"Súng
tôi lên đạn sẵn, ông giữ cẩn thận."
"Còn
gì nữa để mà phải thủ súng lên đạn sẵn?"
"Thì
ông cứ giữ đề phòng. Biết đâu có lúc phải xài tới."
Chưa
kịp tìm chỗ ngồi, tôi nghe một tiếng súng nổ.
Hai
người lính Thủy Quân Lục Chiến cúi xuống khiêng xác một người lính Bộ Binh vừa
bị bắn chết ném xuống biển. Một người lính Thủy Quân Lục Chiến khác đang gí
súng vào đầu một trung úy Bộ Binh ra lệnh:
"Ðụ
mẹ, có xuống không?"
"Tôi
lạy anh, anh cho tôi đi theo với."
"Ðụ
mẹ, tao đếm tới ba, không nhảy xuống biển tao bắn."
"Tôi
lạy anh mà, tôi đâu có gia đình ở ngoài này."
"Ðụ
mẹ, một."
"Tôi
lạy anh mà, anh đừng bắt tôi ở lại, anh muốn lạy bao nhiêu cái tôi cũng lạy hết.
Tôi lạy anh, tôi lạy anh."
"Ðụ
mẹ, hai."
"Trời
đất, mình đồng đội với nhau mà, anh không thương gì tôi hết. Tôi lạy anh
mà."
"Ðụ
mẹ, ba."
Tiếng
ba vừa dứt, tiếng súng nổ.
Người
trung úy Bộ Binh ngã bật ngửa ra, mặt còn giữ nguyên nét kinh hoàng. Viên đạn
M-16 chui vào từ đỉnh đầu. Xác của anh ta được hai người lính Thủy Quân Lục Chiến
khác khiêng ném xuống biển.
Ngày
17/3/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn CSVN trong chuyến công du Úc
do quá hoảng sợ nên đã phải vội vàng vào trụ sở tòa nhà quốc hội bang New South
Wales... bằng cửa hậu.
Gần 20 tổ
chức xã hội dân sự và hàng trăm người Việt trong và ngoài nước cùng ký tên kêu
gọi mọi người tham gia chiến dịch kết nối trong-ngoài vận động cho nhân quyền
Việt Nam 2015.‘We are One 2015’ (Chúng ta là một) vừa được phát động rộng rãi
trên các trang mạng xã hội là cuộc vận động kéo dài suốt năm nay với nhiều sinh
hoạt tại Việt Nam và ở nước ngoài nhằm đánh động sự quan tâm của quốc tế về
tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và gia tăng áp lực thúc đẩy Hà Nội
tôn trọng các quyền căn bản của công dân.
Ngọc Nhi Nguyễn - Trong cuộc họp báo với
Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 18 tháng 03 tại thủ đô Canberra vừa qua, Thủ tướng Úc
là ông Tony Abbott thông báo cho ông Dũng biết rằng trong tương lai, Úc sẽ cắt
giảm viện trợ cho các nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, và sẽ giảm
tới 11 tỷ. Được biết trong quý 2014 - 2015, Úc đã viện trợ cho Việt Nam số tiền
là 140 triệu đô la.
Đỗ Trường - Vậy là 9 năm
tôi mới được trở về Việt Nam. Thời gian dài phải ngăn cách với quê hương ấy,
nguyên nhân có lẽ bởi bài "Không Cảm Thấy Tự Hào Khi Là Người Việt" của
tôi, viết về thực trạng sĩ hão, tự sướng trong cộng đồng người Việt cùng một số
nhược điểm của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Và từ đó, tôi không nhận được
Visum nhập cảnh vào Việt Nam, dù đã có vài lần đệ đơn. Mãi đến năm 2013, Lãnh sự
quán Việt Nam ở Frankfurt/M cấp giấy miễn thị thực có giá trị 5 năm, một cách bất
ngờ, khi tôi đặt đơn. Nhưng cảm hứng về nước lúc đó trong tôi không còn nữa. Gần
đây do gia đình, bạn bè thúc giục, nên tôi đã đặt vé của hãng hàng không
Vietnam Airlines theo lịch trình: Ngày mùng một Tết từ phi trường Frankfurt bay
về Hà Nội vào sáng mùng hai Tết Ất Mùi 2015. Ngày 7- 3- 2015 (dương lịch) từ Hà
Nội bay vào Sài Gòn. Và ngày 12- 3- 2015 từ Sài Gòn về thẳng Đức.