Sunday, November 16, 2014

NỖI LÒNG OAN ỨC XUYÊN THẾ KỶ CỦA NGƯỜI DÂN CẢ NƯỚC TỪ NGÀY 30/04/1975

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam - Từ khi đảng cộng sản Việt Nam thâu tóm cả nước, bà con nông dân, người dân thấp cổ bé miệng của cả ba miền đất nước cứ tưởng họ sẽ được sống trong an bình, được tư do làm ăn sinh sống, nhưng ước mơ đơn giản và bình thường của họ đã trở thành ảo mộng và luôn cả ác mộng.
Đất đai canh tác, cơ sở làm ăn buôn bán bị các đảng viên CSVN và tay sai của chúng mà người dân miền Nam gọi là bọn “30 tháng Tư” tịch thu làm của riêng, làm chiến lợi phẩm của đoàn quân cướp nước chứ không phải đoàn quân mà chúng tự gọi lài “giải phóng”. Chúng vào là nhà tan, cửa nát, gia đình lý tán, chết bờ, chết bụi, chết trên sông, chết ngoài biển Đông. 



Bọn chúng không chịu ngừng ở đó. Từ những năm 80 của thế kỷ 20 đến nay, sau các chiến dịch cướp tài sản đất đai và cơ sở sản xuất của người dân miền Nam như: tư sản mại bản, cải tạo công thương nghiệp, hợp tác xã…; các quan chức đảng cộng sản không chịu chấm dứt hành động tham tàn, chúng kết hợp với bọn “nhóm lợi ích tư bản đỏ”, là bà con dòng tộc của chúng, lại tiếp tục tiến hành cướp nốt số đất đai nhỏ nhoi cuối cùng còn lại của bà con nông dân cả nước chỉ còn dựa vào đó để sinh sống qua ngày. Từ ngữ mới do chính cộng đảng sáng chế để phủ nhung cho hành động tán tận lương tâm cướp trắng, theo cái gọi là hiến pháp XHCN tự biên tự diễn, những mảnh đất nhỏ nhoi còn lại trong tay của bà con trên cả nước suốt từ Ải Nam Quan nay (bây giờ là của Tàu do đảng cộng sản dâng) đến Mủi Cà Mau mà chúng gọi là: “CƯỠNG CHẾ”. Và cũng từ đó một từ ngữ tiếng Việt mới trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam, đau đớn không kém hai chữ “THUYỀN NHÂN” của những năm từ 1975 đến 1985, người dân cả nước dùng để nói lên nỗi oan khiên của họ là: “DÂN OAN”.  
Dân oan cả nước trong mấy chục năm qua đã và đang làm chuyện có thể nói là “dã tràng se cát biển Đông” trước cường quyền cộng sản. Tuy biết là việc họ làm lặn lội từ địa phương đến tỉnh thành rồi trung ương nơi đặt cơ quan đầu não của đảng cộng sản, hết năm này đến năm khác, hết thập niên này đến thập niên khác, không thể làm bọn cướp lay chuyển khi trong tay chúng đã có một bản hiến pháp do chính đảng CSVN viết và sử dụng bảo kê cho hành động “cưỡng chế” của chúng, nhưng bà con nông dân vẫn kiên cường làm công việc “dã tràng se cát biển Đông”. Mục đích của việc làm vô vọng của bà con dân oan là đánh động lương tâm của đồng bào trong nước và ngoài nước, của dân chúng trên khắp thế giới, của các cơ quan quốc tế, của chính quyền trên khắp thế giới. Bọn quan chức cộng sản tuy coi người dân không bằng cỏ rác, thua những bọn chuột nhắt trong bình sứ Tàu của đảng, nhưng chúng rất e dè các nước vì chúng sợ các nước không tiếp tục trao tiền triệu đô Mỹ cho chúng bỏ thêm vào bình đựng chuột của đảng. 
Trong suốt tháng 10 và tháng 11/2014 bà con dân oan trên cả nước đã và đang tiếp tục tập hợp về Hà Nội, thành phố tập trung toàn bộ đầu não của đảng cộng sản, liên tục xuống đường biểu tình, bất chấp bị hành hung và giam cầm, tại tất cả những cơ quan đảng, nhà nước đảng, quốc hội đảng, dinh thự nơi an nghỉ của tầng lớp đảng viên cộng sản chóp bu như Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Phú Trọng, Tương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng... Bà con dân oan không để cho quan chức cộng sản sống an nhàn trong các căn biệt thự uy nghi, trên nhung lụa có được từ việc cưỡng chế, cướp đoạt hút màu người dân, nông dân, công nhân.

 Cám ơn kỹ thuật intenet, cám ơn những chiếc mobile phone mỏng manh, đã mang những việc làm rất can đảm và ngoan cường của bà con dân oan đến với mọi người dân Việt trong ngoài nước. Bà con dân oan vừa là người đi biểu tình đứng lên tố cáo nhà nước cộng sản đối xử vô lương tâm với bà con, vừa là “Phóng Viên trên những Vĩa Hè” không ngại khó khăn và nguy hiểm, nhiệt tình thu thập và phổ biến tin tức đến mọi người. Bà con dân oan là “Dân Oan Làm Báo”. 
Dưới đây là kết hợp một số video clip ngắn do chính bà con dân oan quay cảnh bà con bao vây trước dinh thự của những đảng viên chóp bu đảng cộng sản trong và một số cảnh xuống đường và sinh hoạt trong những ngày vừa qua:


No comments:

Post a Comment